Câu chuyện phong tặng sao Michelin cho các nhà hàng tại Việt Nam dường như vẫn còn chưa hết độ nóng với công chúng và giới chuyên môn, anh nhận xét ra sao về sự kiện này? Chúng ta nên nhìn nhận ngôi sao hay danh hiệu Michelin ra sao, thưa anh?
Tôi muốn mọi người hiểu bản chất của Michelin Guide là một sách hướng dẫn mà thôi. “A guide is a guide”. Thay vì tranh cãi, phán xét, chúng ta nên xem đây là một thành tựu của Việt Nam nói chung, và ngành ẩm thực nói riêng. Chúng ta còn rất nhiều thứ phải làm để phát triển thông qua việc chung tay hỗ trợ, chia sẻ như các nươc khác đã và đang thưc hiện để từ đó đưa nền ẩm thực Việt đi xa và dài lâu hơn nữa.
Anh đánh giá ngành F&B mà đặc biệt là ẩm thực cao cấp tại Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung đang ở trạng thái ra sao? Chúng ta đang ở đâu so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan hay Malaysia?
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế về các sản phẩm địa phương đa dạng và khá chất lượng. Tuy nhiên, thách thức đặt ra vẫn là yếu tố về con người với năng lực, nội lực vẫn còn thua các nước trong khu vực khá nhiều. Đó là lý do chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, trong 3-5 năm trở lại đây, tôi đã chứng kiến thành tựu và sự phát triển vượt bậc của một số tài năng trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực bếp và bar.
Làm thế nào để cải thiện được yếu tố con người trong ngành F&B, theo anh? Những kinh nghiệm của bản thân anh trong việc nâng cao năng lực, chất lượng cho đội ngũ nhân viên tại những nơi mà anh từng công tác là gì?
Không có con đường tắt nào cho việc nâng cao năng lực, chất lượng đội nhóm ngoài việc đầu tư vào công tác giáo dục, huấn lụyện từ chủ doanh nghiệp. Đó phải là những quyền lợi đi kèm cho nhân viên, chứ không phải nghĩa vụ của nhân viên!
Kinh doanh F&B trước và sau đại dịch đang phải đối mặt với những thử thách và khó khăn nào? Anh có một bí quyết nào muốn chia sẻ đến giới kinh doanh nhà hàng không?
Giá thành cao do lạm phát và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu; thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao do thay đổi nhận thức của người lao động; và sau cùng là sự thay đổi hành vi của khách hàng do suy thoái kinh tế.
Tôi không có bí quyết hay bí mật nào muốn chia sẻ ngoài việc nhấn mạnh đến việc quản lý dòng tiền hiệu quả. Đây vẫn là yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất trong kinh doanh. “Financial mindset is the key”.
Theo anh, trào lưu hay xu hướng ẩm thực chủ đạo trên thế giới và tại Việt Nam trong thời gian tới đây sẽ là…?
Hữu cơ, bền vững, tối giản (less is more) và concept từ nông trang lên bàn ăn (from farm to table) là những xu hướng đang và sẽ phát triển mạnh mẽ.
Xin cảm ơn anh!