Chủ nhân giải thưởng Grammy cho hạng mục “Album Jazz đương đại” đã có những chia sẻ thú vị với Robb Report về hành trình chinh phục thể loại âm nhạc kén tai này nhân chuyến biển diễn đầu tiên tại Việt Nam.
Là nghệ sĩ Jazz lừng danh thế giới, ông có thể chia sẻ về mối lương duyên của mình với dòng nhạc này?
Từ thuở nhỏ, tôi đã có tình yêu đặc biệt dành cho âm nhạc. Mỗi thần tượng đều là nguồn cảm hứng thôi thúc tôi dấn thân vào con đường này. Tôi bắt đầu kết duyên với âm nhạc qua cây kèn clarinet khi đang là học sinh trung học, lĩnh hội kiến thức âm nhạc cơ bản, kỹ thuật trình diễn phối hợp giữa các nhạc cụ, đặc biệt là khi biểu diễn trong một đoàn diễu hành. Đó là những điều căn bản của âm nhạc đã góp phần tạo nên một Bill Frisell như ngày nay. Nhưng cho đến khi bước vào thế giới của nhạc Jazz, tôi mới thực sự cảm thấy mình được “cởi trói”, thoát ra khỏi mọi khuôn khổ truyền thống gò bó để tự do sáng tạo. Với dòng nhạc này, người nghệ sĩ vừa chơi theo luật nhưng đồng thời cũng phải luôn tìm cách “phá luật” để thể hiện cá tính âm nhạc riêng của bản thân. Giây phút nhận ra điều đó cũng là lúc tôi biết đây là kiểu âm nhạc mà mình hằng kiếm tìm. Từng thử qua nhiều nhạc cụ khác nhau, cuối cùng tôi quyết định chọn guitar làm “bạn đồng hành” để chinh phục những nốt nhạc Jazz ngẫu hứng.
Thời trẻ, liệu ông có nghĩ mình sẽ dấn thân vào con đường biểu diễn nhạc Jazz chuyên nghiệp?
Hồi ấy tôi không có kế hoạch trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp, chỉ biết rằng bản thân luôn khao khát được “chơi” nhạc. Vì vậy tôi đã chắt chiu mọi cơ hội để biểu diễn tại nhiều sự kiện đa dạng, nỗ lực không ngừng trước khi đạt được thành tựu như ngày hôm nay.
Ông là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của “làng” Jazz khi sở hữu hơn 90 album. Điều gì đã khơi nguồn cảm hứng để ông tạo nên “gia tài” đồ sộ như vậy?
Âm nhạc là điều vô cùng kỳ diệu bởi mỗi khoảnh khắc đều là độc nhất. Ngay cả cùng một ca khúc nhưng mỗi lần trình diễn vẫn luôn cho thấy sự khác biệt. Tôi muốn sự tươi mới trong mỗi lần chơi nhạc để tìm kiếm tự do, như đang thả mình giữa mênh mông đất trời. Đó là lúc tôi cảm thấy như thể không phải bản thân đang cố gắng chơi những nốt mình đã biết mà là khám phá những giai điệu mình chưa biết và chia sẻ với khán giả.
Điều gì đã thôi thúc ông xóa đi ranh giới giữa nhạc Jazz và nhiều thể loại khác trong âm nhạc của mình?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn thử sức với những điều mới mẻ mà bản thân yêu thích. Tôi luôn cảm thấy những ca khúc nổi tiếng, nhạc đồng quê, cổ điển hay bất kỳ thể loại nào đều có mối liên kết vô hình và có thể gắn kết hài hòa với nhau theo một phong cách rất đặc biệt. Nhạc Jazz đã cho tôi cơ hội để thỏa sức tạo ra những trải nghiệm kết hợp thú vị khi không ràng buộc hay bó hẹp sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Thậm chí nhạc Jazz vốn có những “luật lệ” cơ bản đấy, tuy nhiên, bạn cũng phải nỗ lực tìm cách phá bỏ nó để tạo ra những điều mới lạ. Trong quá trình đó, đôi lúc bạn sẽ mắc sai lầm, nhưng nếu chú tâm nghe lại thì những khúc nhạc từng bị cho rằng không đúng ấy đôi khi lại trở thành một tác phẩm vô cùng tuyệt vời.
Có phải khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của ông là khi nhận giải Grammy cho album của mình?
Mặc dù rất trân trọng các danh hiệu đó, nhưng với tôi, không có điều gì tuyệt vời bằng những phút giây được chơi nhạc, đắm chìm trong những giai điệu tự do. Khi ấy, thay vì tập trung vào nội tại bên trong, tôi thường hướng tâm trí mình ra bên ngoài, cảm nhận mọi thứ, từ môi trường đến con người. Đó là một khoảnh khắc thú vị — khi tôi “đánh mất” bản thân trong âm nhạc nhưng cũng đồng thời nhận ra mình trưởng thành hơn trong từng nốt nhạc.
Vậy còn điều tồi tệ nhất trên sân khấu?
Đó là khi tôi quyết định “phiêu” với những điều mới mẻ, tận hưởng những giai điệu rất đẹp đẽ hoàn hảo, nhưng chỉ vài giây sau, mọi thứ lại không được như ý muốn dù bản thân đã nỗ lực rất nhiều. Khoảnh khắc tồi tệ đó lại càng được “khuếch đại” lên rất nhiều lần khi tôi đang biểu diễn trên sân khấu. Sự thất vọng thoáng hiện hữu, nhưng đó cũng chính là lúc người nghệ sĩ phải thả trôi đi những cảm xúc tiêu cực ấy để tiếp tục cuộc chơi. “Phiêu” là việc khá nguy hiểm vì mỗi lần chơi nhạc đều khác biệt, không gian trình diễn cũng luôn thay đổi, có lúc chỉ trong một câu lạc bộ nhỏ nhưng sau đó lại là một chương trình lớn ở không gian mở. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực hòa mình vào với môi trường xung quanh để tự tin trình diễn âm nhạc của mình.
Cơ duyên nào đưa ông đến với buổi lưu diễn đầu tiên tại Việt Nam?
Sau khi gặp nghệ sĩ Cường Vũ tại Seattle, chúng tôi đã cùng chơi nhạc và hợp tác sản xuất vài album, rồi anh ấy ngỏ ý mời tôi đến Việt Nam trình diễn, và cuối cùng tôi đã đặt chân đến đất nước xinh đẹp của các bạn, dạo quanh thành phố và vô cùng bất ngờ trước “thiên đường” xe máy tấp nập. Mọi thứ đều mới mẻ, để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Ký ức thời trung học của tôi về Việt Nam là một đất nước vẫn đang trong thời chiến, nhưng giờ đây, tôi nhìn thấy một Việt Nam đã thực sự “thay da đổi thịt”, sống động và đầy thú vị.
Liệu ông có ý định kết hợp các chất liệu âm nhạc Việt Nam vào các sản phẩm tiếp theo?
Trong chuyến lưu diễn, tôi đã có cơ hội cảm thụ những âm thanh đường phố tại một khu chợ địa phương, thưởng thức khúc nhạc mang âm hưởng Việt do một người bạn biểu diễn, và chúng tôi đã trao đổi về ý tưởng kết hợp các chất âm thú vị đó. Hy vọng những nguồn cảm hứng đó sẽ “ngấm” vào trong âm nhạc của tôi cũng như các tác phẩm trong tương lai.
Chân thành cảm ơn và chúc ông sẽ cống hiến thêm nhiều tác phẩm mới đầy sáng tạo!
Là nghệ sĩ Jazz lừng danh thế giới, ông có thể chia sẻ về mối lương duyên của mình với dòng nhạc này?
Từ thuở nhỏ, tôi đã có tình yêu đặc biệt dành cho âm nhạc. Mỗi thần tượng đều là nguồn cảm hứng thôi thúc tôi dấn thân vào con đường này. Tôi bắt đầu kết duyên với âm nhạc qua cây kèn clarinet khi đang là học sinh trung học, lĩnh hội kiến thức âm nhạc cơ bản, kỹ thuật trình diễn phối hợp giữa các nhạc cụ, đặc biệt là khi biểu diễn trong một đoàn diễu hành. Đó là những điều căn bản của âm nhạc đã góp phần tạo nên một Bill Frisell như ngày nay. Nhưng cho đến khi bước vào thế giới của nhạc Jazz, tôi mới thực sự cảm thấy mình được “cởi trói”, thoát ra khỏi mọi khuôn khổ truyền thống gò bó để tự do sáng tạo. Với dòng nhạc này, người nghệ sĩ vừa chơi theo luật nhưng đồng thời cũng phải luôn tìm cách “phá luật” để thể hiện cá tính âm nhạc riêng của bản thân. Giây phút nhận ra điều đó cũng là lúc tôi biết đây là kiểu âm nhạc mà mình hằng kiếm tìm. Từng thử qua nhiều nhạc cụ khác nhau, cuối cùng tôi quyết định chọn guitar làm “bạn đồng hành” để chinh phục những nốt nhạc Jazz ngẫu hứng.
Thời trẻ, liệu ông có nghĩ mình sẽ dấn thân vào con đường biểu diễn nhạc Jazz chuyên nghiệp?
Hồi ấy tôi không có kế hoạch trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp, chỉ biết rằng bản thân luôn khao khát được “chơi” nhạc. Vì vậy tôi đã chắt chiu mọi cơ hội để biểu diễn tại nhiều sự kiện đa dạng, nỗ lực không ngừng trước khi đạt được thành tựu như ngày hôm nay.
Ông là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của “làng” Jazz khi sở hữu hơn 90 album. Điều gì đã khơi nguồn cảm hứng để ông tạo nên “gia tài” đồ sộ như vậy?
Âm nhạc là điều vô cùng kỳ diệu bởi mỗi khoảnh khắc đều là độc nhất. Ngay cả cùng một ca khúc nhưng mỗi lần trình diễn vẫn luôn cho thấy sự khác biệt. Tôi muốn sự tươi mới trong mỗi lần chơi nhạc để tìm kiếm tự do, như đang thả mình giữa mênh mông đất trời. Đó là lúc tôi cảm thấy như thể không phải bản thân đang cố gắng chơi những nốt mình đã biết mà là khám phá những giai điệu mình chưa biết và chia sẻ với khán giả.
Điều gì đã thôi thúc ông xóa đi ranh giới giữa nhạc Jazz và nhiều thể loại khác trong âm nhạc của mình?
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn thử sức với những điều mới mẻ mà bản thân yêu thích. Tôi luôn cảm thấy những ca khúc nổi tiếng, nhạc đồng quê, cổ điển hay bất kỳ thể loại nào đều có mối liên kết vô hình và có thể gắn kết hài hòa với nhau theo một phong cách rất đặc biệt. Nhạc Jazz đã cho tôi cơ hội để thỏa sức tạo ra những trải nghiệm kết hợp thú vị khi không ràng buộc hay bó hẹp sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Thậm chí nhạc Jazz vốn có những “luật lệ” cơ bản đấy, tuy nhiên, bạn cũng phải nỗ lực tìm cách phá bỏ nó để tạo ra những điều mới lạ. Trong quá trình đó, đôi lúc bạn sẽ mắc sai lầm, nhưng nếu chú tâm nghe lại thì những khúc nhạc từng bị cho rằng không đúng ấy đôi khi lại trở thành một tác phẩm vô cùng tuyệt vời.
Có phải khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của ông là khi nhận giải Grammy cho album của mình?
Mặc dù rất trân trọng các danh hiệu đó, nhưng với tôi, không có điều gì tuyệt vời bằng những phút giây được chơi nhạc, đắm chìm trong những giai điệu tự do. Khi ấy, thay vì tập trung vào nội tại bên trong, tôi thường hướng tâm trí mình ra bên ngoài, cảm nhận mọi thứ, từ môi trường đến con người. Đó là một khoảnh khắc thú vị — khi tôi “đánh mất” bản thân trong âm nhạc nhưng cũng đồng thời nhận ra mình trưởng thành hơn trong từng nốt nhạc.
Vậy còn điều tồi tệ nhất trên sân khấu?
Đó là khi tôi quyết định “phiêu” với những điều mới mẻ, tận hưởng những giai điệu rất đẹp đẽ hoàn hảo, nhưng chỉ vài giây sau, mọi thứ lại không được như ý muốn dù bản thân đã nỗ lực rất nhiều. Khoảnh khắc tồi tệ đó lại càng được “khuếch đại” lên rất nhiều lần khi tôi đang biểu diễn trên sân khấu. Sự thất vọng thoáng hiện hữu, nhưng đó cũng chính là lúc người nghệ sĩ phải thả trôi đi những cảm xúc tiêu cực ấy để tiếp tục cuộc chơi. “Phiêu” là việc khá nguy hiểm vì mỗi lần chơi nhạc đều khác biệt, không gian trình diễn cũng luôn thay đổi, có lúc chỉ trong một câu lạc bộ nhỏ nhưng sau đó lại là một chương trình lớn ở không gian mở. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực hòa mình vào với môi trường xung quanh để tự tin trình diễn âm nhạc của mình.
Cơ duyên nào đưa ông đến với buổi lưu diễn đầu tiên tại Việt Nam?
Sau khi gặp nghệ sĩ Cường Vũ tại Seattle, chúng tôi đã cùng chơi nhạc và hợp tác sản xuất vài album, rồi anh ấy ngỏ ý mời tôi đến Việt Nam trình diễn, và cuối cùng tôi đã đặt chân đến đất nước xinh đẹp của các bạn, dạo quanh thành phố và vô cùng bất ngờ trước “thiên đường” xe máy tấp nập. Mọi thứ đều mới mẻ, để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Ký ức thời trung học của tôi về Việt Nam là một đất nước vẫn đang trong thời chiến, nhưng giờ đây, tôi nhìn thấy một Việt Nam đã thực sự “thay da đổi thịt”, sống động và đầy thú vị.
Liệu ông có ý định kết hợp các chất liệu âm nhạc Việt Nam vào các sản phẩm tiếp theo?
Trong chuyến lưu diễn, tôi đã có cơ hội cảm thụ những âm thanh đường phố tại một khu chợ địa phương, thưởng thức khúc nhạc mang âm hưởng Việt do một người bạn biểu diễn, và chúng tôi đã trao đổi về ý tưởng kết hợp các chất âm thú vị đó. Hy vọng những nguồn cảm hứng đó sẽ “ngấm” vào trong âm nhạc của tôi cũng như các tác phẩm trong tương lai.
Chân thành cảm ơn và chúc ông sẽ cống hiến thêm nhiều tác phẩm mới đầy sáng tạo!