
Kiểu cắt này thường được ứng dụng đối với các loại đá quý có xuất xứ từ phương Đông. Số lượng các mặt phẳng đánh bóng hợp lý cho kiểu hình khối này là 33 (12 phía trên và 16 phía dưới, chưa kể phần gờ). Kiểu chế tác Baguette phù hợp nhất với những viên đá có hình dạng thô như tourmaline hoặc aquamarine.
Giác cắt hình bầu dục (marquise)

Đây là kiểu chế tác lấy cảm hứng từ nụ cười quyến rũ của nữ Công tước Madame de Pompadour, người tình nổi tiếng của vua Louis XV (Pháp). Tên gọi của kiểu cắt này gắn với hình quả bóng bầu dục của đá quý nếu nhìn từ trên xuống. Số lượng mặt phẳng được đánh bóng lý tưởng cho kiểu chế tác này là 55.
Giác cắt hình trái tim

Giác cắt này trông gần giống với kiểu cắt hình quả lê với một mặt lõm hàm ếch ở phía đầu viên đá. Số lượng mặt phẳng được đánh bóng cho kiểu chế tác hình trái tim là 57 (34 mặt ở phần trên và 23 mặt ở phần dưới). Trong số các giác cắt đá quý thì đây là loại thể hiện rõ nhất cung bậc cảm xúc của tình yêu.
Giác cắt Cabochon

Một viên đá với giác cắt Cabochon được đánh bóng với mặt đáy bằng hoặc hơi cong và phía trên cong tròn hình chỏm cầu hoặc mái vòm. Đây là hình thức lâu đời và phổ biến nhất trong chế tác đá quý, gồm bước định hình và đánh bóng nhưng không mài cắt. Trong thời kỳ cổ đại, đây gần như là lựa chọn duy nhất bởi sự hiểu biết hạn chế về cấu trúc tinh thể của các loại đá. Một số đồ trang sức cổ xưa đẹp nhất đã được thực hiện với giác cắt Cabochon như bộ trang sức của Hoàng gia Đông Ấn Độ.
Giác cắt Briolette

Giác cắt này tạo nên những viên đá hình quả lê/hoặc giọt nước được bao phủ bởi các mặt mài và phần kết thúc là một điểm nhọn – một hình khối thuộc loại khó chế tác nhất, đòi hỏi độ hoàn hảo, đồng nhất từ trên xuống dưới. Đá quý chế tác theo kiểu Briolette được tìm thấy trong đồ trang sức từ thời Victoria, Edwardian và Art Deco.